Tháo dỡ cốp pha là bước hoàn tất cho công đoạn đổ bê-tông và kết thúc công đoạn thiết kế và thi công cốp pha. Nghe tháo dỡ thì rất đơn giản nhưng thật sự không đơn giản chút nào. Nếu thực hiện không đúng cách sẽ dẫn đến hư hỏng cốp pha hoặc công trình hay xấu nhất là ngã đổ. Sau đây là 1 số lưu ý khi tháo dỡ cốp pha.
1. Thời gian có thể tháo dỡ cốp pha
Thời gian chờ đợi tháo dỡ cốp pha phụ thuộc vào:
- Tốc độ ninh kết của xii măng.
- Loại kết cấu công trình và tính chất chịu lực của cốp pha (cốp pha thành hay cốp pha đáy).
Khi hồ bê tông bắt đầu ninh kết thì áp lực của nó lên cốp pha thành giảm dần đến triệt tiêu hẳn. Vậy có thể tháo dỡ cốp pha thành khi bê tông đã đạt độ cứng đủ để mặt và cạnh mép kết cấu không bị hư hỏng, sứt mẻ khi tháo dỡ cốp pha, nghĩa là được phép bóc cốp pha thành khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế (khoảng 3-4 ngày).
2. Trình tự tháo dỡ
Việc tháo dỡ giàn giáo và cốp pha đáy dầm (cốp pha chịu lực) khá phức tạp, vì lúc này kết cấu mới bắt đầu chịu tải trọng bản thân và các tải trọng khác (từ dầm tầng trên chuyển xuống dầm tầng dưới); nếu kết cấu phải làm việc đột ngột (do tháo dỡ dàn giáo sai quy cách) thì không khác gì kết cấu bị va chạm mạnh, có thể bị phá hoại. Vậy, phải hạ dàn giáo thật nhè nhàng, điều hòa, thành hai ba đợt thùy theo khẩu độ và trọng lượng kết cấu:
- Hạ các cột giáo chống dầm (cây chống tăng) (nhịp nhỏ dưới 4m) khi cường độ bê tông đã đạt 50% cường độ thiết kế, trên suốt chiều dài nhịp dầm, theo lệnh điều khiển chung mà đóng từng nhát búa tháo nêm hoặc cùng quay kích vít một góc nhất định.
-Hạ các côt giáo chống dầm (cây chống tăng) (nhịp nhỏ dưới 8m) khi bê tông đã đạt 70% cường độ thiết kế, cũng tiến hành trên suốt nhịp dầm, nhưng được để lại các cột giáo chống cách đoạn 3 m, cho đến khi cường độ đạt 100% mới tháo dỡ hết.
- Hạ các cột giáo chống dầm (cây chống tăng) có nhịp trên 8 m, khi cường độ đã đạt 100% cường độ thiết kế, tiến hành làm nhiều đợt đối xứng, bắt đầu hạ cột giáo ở chính giữa nhịp dầm.
- Hạ các cột giáo chống dầm mái công son bắt đầu từ cột chống đầu mút công son.
- Hạ các cột giáo đỡ vòm trụ bắt đầu từ đỉnh vòm, tiến hành đối xứng ra hai phía chân vòm.
- Hạ các cột giáo chống đỡ vòm cầu theo các vòng tròn đồng tâm , bắt đầu từ vòng tròn nhỏ giữa vòm tiến dần ra vòng chu vi ngoài cùng. Các cột giáo trên mỗi vòng tròn đồng tâm được hạ đều đồng thời một lúc.
- Hạ các cột giáo chống bun ke cũng vậy, bắt đầu từ miệng lỗ phễu ra dần đến chu vi ngoài
3. Cách rút ngắn thời gian chờ đợi để tháo dỡ
Muốn rút ngằn thời gian chờ đợi để tháo dỡ cốp pha hay muốn tăng nhanh tốc độ đông cứng của bê tông, người ta thường áp dụng mấy biện pháp sau:
- Sử dụng loại xi măng ninh kết nhanh như xi măng aluyminat.
- Sử dụng phụ gia làm bê tông đông cứng nhang như clorua canxi.
- Sử dụng hồ bê tông khô (độ sụt 1-2cm) và đầm kỹ bằng đầm rung.
Giới thiệu về TONGKHOCOPPHA.COM:
Sản phẩm cốp pha của chúng tôi được gia công theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và được kiểm tra khắt khe từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra sau khi hoàn thiện.
Trải qua nhiều năm phát triển, sản phẩm cốp pha của chúng tôi đã trở nên tin cậy và quen thuộc đối với các khách hàng trên cả nước.
Sản phẩm cốp pha của chúng tôi được sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm như Dự án FOMOSA Hà Tĩnh, Dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn Thanh Hóa, Dự án nhiệt điện Mông Dương hay tại nhiều dự án khác tại Hà Nội, HCM và các tỉnh lân cận.
Khi có nhu cầu thuê, mua bán thanh lý hoặc gia công sản xuất, xin Quý khách hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được giá tốt nhất.
HOTLINE: 0982.588.533 (Mr. Hân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét