Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

CHỐNG DÍNH CHO VÁN KHUÔN

Độ bền của các tấm khuôn và chất lượng bề mặt kết cấu betong phụ thuộc đáng kể vào chất lượng của chất chống dính, sự thường xuyên làm sạch và bôi trơn bề mặt ván khuôn. Lực giữ ván khuôn vào bề mặt betong phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Lực liên kết này được xác định từ những cấu trúc vô cùng nhỏ của bề mặt vật liệu làm ván khuôn, cũng như lực dính của vữa xi măng, thành phần betong, phương pháp đổ betong và một phần nào đặc tính độ bền của cấu kiện ván khuôn.

Sự liên kết của các vật liệu khác nhau làm khuôn, với betong, thay đổi trong một phạm vi đáng kể; chống dính có thể làm giảm sự liên kết với một số lần trong một số trường hợp. Nhưng đối với ván khuôn, trị số chính là lực gắn chặt của tấm khuôn trong bề mặt betong.



Và lực này phụ thuộc trước hết vào chất lượng gia công của cấu kiện ván khuôn, như những trị số sai lệch của từng chi tiết của tấm khuôn đối với mặt phẳng chính, trị số khe hở giữa những sườn của tấm khuôn. Khi tháo ván khuôn càn phải có những lực đáng kể để làm làm đứt những cái nêm bằng vữa xi măng nhét vào trong các khe hở của các tấm khuôn, của các tấm ván (khi ván khuôn ghép bằng ván rời), của các vết lõm, chỗ hỏng của ván khuôn.
Kinh nghiệm cho thấy, trong những điều kiện như nhau, nếu không chống dính hiệu quả cho ván khuôn thì số lần sử dụng ván khuôn sẽ kém hơn (có chống dính) từ 1.5 đến 2 lần; ngoài ra, còn gây nên các biến dạng cho các cấu kiện và chi tiết của ván khuôn (đối với ván khuôn định hình).
Hiện nay, thép và gỗ là hai loại vật liệu chủ yếu dùng làm ván khuôn. Chống dính là một công việc quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng bề mặt betong tiếp giáp với ván khuôn, tăng tuổi thọ của ván khuôn, giảm nhẹ sức lao động tháo gỡ.




Những yêu cầu của chất chống dính:
– Chất chống dính phải bám chắc vào bề mặt ván khuôn, ngay cả khi ván khuôn lắp thẳng đứng cũng không gây ra hiện tượng chảy, nhưng ngược lại, không có lực dính với betong;
– Việc phủ chất chống dính lên trên bề mặt ván khuôn phải thực hiện thủ công hoặc cơ giới;
– Chất chống dính cần phát huy tác dụng ngay sau khi phủ lên trên bề mặt ván khuôn để việc đổ betong có thể tiến hành ngay được.
– Chất chống dính phải làm cho sau khi tháo ván khuôn có được bề mặt betong sạch, không có màng xốp trên bề mặt cấu kiện, tháo ván khuôn dễ dàng và không gây sứt mẻ rạn nứt cấu kiện;
– Chất chống dính không được làm giảm cường độ bề mặt betong, không gây ăn mòn thép, phá hoại gỗ; ngược lại có tác dụng bảo đảm chống rỉ đối với thép, chống mục đối với gỗ;
– Chất chống dính không được chứa những chất dễ cháy, bay hơi độc hại làm ô nhiễm khu vực sản xuất;
– Việc chế tạo phải đơn giản, ít tốn kém.
Cho đến nay, chưa có chất chống dính nào thỏa mãn được tất cả các yêu cầu đặt ra nói trên và trong mọi trường hợp đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, lựa chọn kỹ và sử dụng đúng chất chống dính, thực hiện đúng các quy trình thao tác kỹ thuật là những điều quan trọng để có được kết quả mong muốn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét